Chất lượng là gì? Tại sao tổ chức cần quan tâm đến chất lượng?

Chúng tôi tin rằng chất lượng là yếu tố quan trọng đối với các tổ chức thành công. Vậy chất lượng là gì? Tại sao tổ chức cần quan tâm đến chất lượng? Bài viết này sẽ nói về ý nghĩa của chất lượng và lý do chúng tôi nghĩ bạn nên quan tâm về nó.

1. Chất lượng là gì?

Quản lý chất lượng (Quality Management) là giúp cho các tổ chức từ việc cải tiến sản phẩm, dịch vụ, hệ thống và quá trình trình, đến đảm bảo rằng toàn bộ tổ chức đạt được các kết quả mong đợi. 

Quản lý chất lượng có nghĩa là không ngừng theo đuổi sự xuất sắc (cái tốt hơn nữa): đảm bảo rằng những gì tổ chức của bạn làm đều phù hợp với mục đích, dự định, chiến lược hoặc mục tiêu của doanh nghiệp.  Và luôn trong tâm thế là không chỉ giữ nguyên như vậy mà còn tiếp tục cải thiện, cải tiến hơn nữa. 

Còn nhiều thứ để Quản lý chất lượng hơn nữa. Không chỉ dừng lại là việc công ty chỉ sản xuất các sản phẩm không có bất kỳ khuyết tật nào hoặc nhà ga luôn đảm bảo các chuyến tàu chạy đúng giờ – mặc dù những điều đó chắc chắn là một phần của bức tranh tổng thể.

Mức chất lượng như thế nào có thể chấp nhận được đối với tổ chức của bạn? Câu trả phù hợp nhất  là phụ thuộc vào các bên liên quan (stakeholders) của bạn. Các bên liên quan ở đây, chúng tôi muốn nói đến bất kỳ ai quan tâm đến sự thành công của tổ chức, công ty của bạn làm. Hoặc là những người có ảnh hưởng hoặc chịu ảnh hưởng bởi tổ chức của bạn.

Khách hàng sẽ là nhóm các bên liên quan quan trọng nhất đối với phần lớn các doanh nghiệp, nhưng các nhà đầu tư, nhân viên, nhà cung cấp và các thành viên trong xã hội của chúng ta cũng là những bên liên quan. Vì thế, việc cung cấp một mức chất lượng có thể chấp nhận được (Acceptable quality) ở tổ chức của bạn có nghĩa là biết các bên liên quan của bạn là ai, hiểu nhu cầu của họ là gì và đáp ứng những nhu cầu đó (hoặc thậm chí tốt hơn, vượt quá mong đợi), cả hiện tại và trong tương lai. 

Chúng tôi tin rằng điều này xuất phát từ ba điều: Quản trị mạnh mẽ để xác định mục tiêu của tổ chức và chuyển chúng thành hành động, Hệ thống vững chắc để đảm bảo mọi thứ đi đúng hướng và Văn hóa cải tiến để tiếp tục tốt hơn

2. Tại sao tổ chức cần quan tâm đến chất lượng

chat luong

Để tồn tại và phát triển. Quản lý chất lượng một cách hiệu quả có thể nâng cao thương hiệu và danh tiếng của tổ chức của bạn, bảo vệ tổ chức của bạn trước rủi ro, tăng hiệu quả, tăng lợi nhuận và giúp tổ chức tiếp tục phát triển. Tất cả đồng thời làm cho nhân viên và khách hàng hạnh phúc hơn. 

Chất lượng không chỉ là một cái ô trống để được đánh dấu tích vào trong checksheet hay thứ chỉ đơn giản bạn trả tiền cho cho người khác và bảo hãy tạo ra chất lượng là có chất lượng được. Những thất bại do quản trị kém, không đảm bảo chất lượng hoặc không quản lý được sự thay đổi có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho các doanh nghiệp, cá nhân và toàn xã hội

Chỉ cần hỏi BP. Công ty BP phải đối mặt với tổng hóa đơn trị giá 35 tỷ bảng Anh từ vụ tràn dầu ở Vịnh Mexico năm 2010, khiến 11 người thiệt mạng, môi trường khu vực bị tàn phá và là vết nhơ không thể xóa nhòa đối với danh tiếng của BP hay Volkswagen, công ty phải đối mặt với hậu quả từ vụ bê bối gian lận khí thải năm 2015 trong nhiều năm tới (vẫn còn quá sớm để biết họ sẽ phải trả giá bao nhiêu, nhưng con số ít nhất sẽ lên tới 10 con số của đồng bảng Anh). Hay các nhà bán lẻ Tesco, Iceland, Aldi và Lidl, những người có danh tiếng đã bị thất bại vào năm 2013 khi các sản phẩm thịt bò bị phát hiện có chứa thịt ngựa

Những điều này không 1 ai mong muốn cả nhưng đã xảy ra vì các tổ chức đó quản lý chất lượng của mình không hiệu quả. Nhưng chất lượng không chỉ là về phòng chống các thảm họa hoặc sự cố như vậy – mà còn là phải đạt được kết quả tuyệt vời và nắm bắt cơ hội để ngày càng tốt hơn. </p>

Chất lượng không chỉ là vấn đề đối với các doanh nghiệp thương mại. Mọi tổ chức đều có nhu cầu làm thỏa mãn các mong đợi của các các bên liên quan đều cần đến chất lượng

2.1 Chất lượng áp dụng vào đâu?

Mọi thứ. Mọi sản phẩm, dịch vụ, quá trình, nhiệm vụ, hành động hoặc quyết định trong một tổ chức đều có thể được đánh giá về chất lượng của nó – nó tốt như thế nào, nó có đủ tốt hay không, làm thế nào để chúng ta có thể cải thiện nó?

2.2. Ai chịu trách nhiệm cho Chất lượng?

Dong gop vao QMS
Mọi người đều đóng góp vào QMS

Tất cả mọi người từ Giám đốc điều hành đến nhân viên thực tập phải chịu trách nhiệm về Chất lượng cho những gì họ làm. Những người khác nhau sẽ có trách nhiệm hoặc tác động đến những việc khác nhau, và những việc đó ảnh hưởng đến chất lượng Đầu ra của tổ chức, chẳng hạn như  các yêu cầu đặc thù, đáp ứng các yêu cầu đấy hoặc xác định chất lượng của một thứ gì đó

Nhưng phải nói rằng, điều quan trọng là trong mỗi tổ chức, công ty phải có những người có thể cung cấp kiến thức (knowledge), công cụ (tools) và hướng dẫn (guidance) để giúp mọi người khác đóng góp vai trò của họ trong việc xác định và đạt được mức chất lượng cần thiết. Những người này là các <strong>chuyên gia chất lượng</strong> và công việc của họ là làm cho các tổ chức sản xuất tốt hơn các đầu ra đáp ứng nhu cầu và mong đợi của các bên liên quan.

Chuyên gia chất lượng có nhiều hình thái, cách gọi khác nhau ở mỗi tổ chức. Nhưng có thể gọi chung họ sẽ làm ở bộ phận Chất lượng trong mỗi công ty, giữ cách chức danh như là Quality Manager (Quản lý chất lượng), Quality Engineer (Kỹ sư chất lượng), Quality Directior (Giám đốc chất lượng) hoặc Assurance Manager (Giám đốc đảm bảo chất lượng), trong khi có những người khác được thuê bên ngoài nữa để hỗ trợ tổ chức.

Điều thống nhất với họ và là nhiệm vụ xuyên suốt của họ là sự công hiến trong việc bảo vệ và củng cố tổ chức của họ bằng cách đảm bảo các nhu cầu bên quan tâm được đáp ứng – và lý tưởng nhất là, vượt trên cả mong đợi của các bên quan tâm

Source: https://www.quality.org/what-quality

5. Tổng kết:

Tóm lại, chất lượng là thứ không thể thiếu trong doanh nghiệp. Nó thể hiện qua sự hài lòng và đáp ứng nhu cầu của khách hàng thông qua sản phẩm của công ty. Và để có được CHẤT LƯỢNG, tất cả mọi thành viên trong công ty phải cùng chung tay xây dựng và hợp tác làm việc.

Lalaplus,

Xem thêm: TƯ DUY DỰA TRÊN RỦI RO THAY THẾ HÀNH ĐỘNG PHÒNG NGỪA TRONG ISO 9001: 2015 – LỢI ÍCH ĐEM LẠI

Tác giả
Lalaplus
Quản lý hệ thống chất lượng 5 năm kinh nghiệm Xây dựng, Tư vấn, Đánh giá và hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001. Đã trải qua đào tạo và có chứng nhận trong và ngoài nước: Chứng chỉ nhận thức và đánh giá nội bộ AS9100_Lloyd's Register Chứng chỉ nhận thức và đánh giá nội bộ ISO9001 (BSI Academy) Chứng chỉ Đánh giá viên trưởng ISO9001 CQI-IRCA (BSI Academy)​ Ngoài ra, mọi người đã quá quen thuộc với các bài giảng chia sẻ kiến thức về ISO9001 trên kênh Youtube Lalaplus - ISO9001 trong tầm tay
Tâm trí lực 24.10.2023

Giải thích quá trình Thiết kế theo yêu cầu ISO 9001

Tâm trí lực 06.11.2023

Hỏi đáp tháng 9/2023

Tâm trí lực 12.02.2022

Tư duy dựa trên rủi ro thay thế hành động phòng ngừa trong ISO 9001: 2015 – Lợi ích đem lại

Tâm trí lực 25.02.2022

Điều khoản tương ứng với phòng ban (Process Matrix)